Hiện tượng đau âm hộ mãn tính là trạng thái khi vùng âm hộ cảm thấy đau và không thoải mái kéo dài. Tình trạng này có tác động đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt và tình dục của phụ nữ.
Đau âm hộ mãn tính có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện đa dạng. Nếu không được chữa trị kịp thời, căn bệnh này không chỉ gây lo lắng và khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt. Vì vậy, khi gặp tình trạng đau âm hộ mãn tính, phải thực hiện những biện pháp gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Đau âm hộ mãn tính là gì?
Âm hộ nằm ở phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ, và bị bao quanh bởi môi lớn bên ngoài và môi bé bên trong. Âm vật nằm ở trên đỉnh của hai môi bé và được che phủ bởi một vạt mô nhỏ gọi là quy đầu âm vật.
Căn bệnh đau âm hộ mãn tính là tình trạng âm hộ xuất hiện triệu chứng khó chịu, đau nhức kéo dài và tái đi tái lại. Triệu chứng đau có thể xuất hiện ở vùng cụ thể như quanh lỗ âm đạo, tiền đình hoặc lan toả đau toàn bộ vùng âm hộ, thậm chí cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục.
Đau âm hộ mãn tính gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và tình dục của phụ nữ. Đặc biệt, tình trạng này còn khiến người bệnh phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm và lo lắng.
Nguyên nhân gây đau âm hộ
-
Mắc các vấn đề về da kích ứng:
Nữ giới tiếp xúc trực tiếp với một số chất hóa học như xà phòng, nước hoa vùng kín, chất bôi trơn… có thể gây kích ứng da ở vùng âm đạo. Điều này dẫn đến cảm giác đau âm đớn, ngứa ở hai bên mép của âm đạo.
-
Bị nhiễm khuẩn âm đạo:
Một số vi khuẩn trong âm hộ phát triển quá mức, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn và làm âm đạo bị đau. Trong số này, cần kể đến viêm âm đạo. Người bị viêm âm đạo sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở âm đạo, phát sinh dịch màu xám hoặc trắng và âm đạo có mùi hôi.
-
Bị nhiễm trùng tiết niệu:
Đau rát âm hộ mãn tính cũng có thể bắt nguồn từ căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu. Đây là căn bệnh dễ lây lan và ảnh hưởng đến những vùng xung quanh như bàng quang, thận và niệu đạo. Người bị nhiễm trùng tiết niệu có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu ra máu, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi và màu đục,…
-
Bị nhiễm nấm âm đạo (nấm Candida):
Đây là loại nấm có khả năng gây tổn thương bộ phận sinh dục, da, miệng và máu. Nếu âm hộ bị nhiễm nấm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ngứa âm đạo, đi tiểu khó khăn, đau khi quan hệ tình dục,…
-
Bị bệnh lậu:
Bệnh lậu hình thành do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra và lây truyền qua đường tình dục. Nữ giới bị lậu sẽ có một số biểu hiện như đau âm hộ mãn tính, chảy dịch và xuất huyết âm đạo bất thường.
-
Bị mụn rộp sinh dục:
Bệnh lý xuất hiện khi niêm mạc của người lành tiếp xúc trực tiếp với da của người nhiễm virus herpes. Virus này tồn tại trong cơ thể người bệnh qua hai giai đoạn và gây ra các triệu chứng như vết loét ở âm đạo, ngứa và đau âm đạo, đau khi đi tiểu, âm đạo có dịch bất thường…
-
Bị đau rát âm hộ do thời kỳ mãn kinh:
Phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ thay đổi và gây ra một số cảm giác như đau rát âm hộ, nhất là khi quan hệ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cũng có các triệu chứng như đau đầu, khó ngủ, âm đạo khô rát,…
Đau âm hộ mãn tính phải làm sao?
Điều trị nội khoa
Hiện nay, có thể sử dụng các loại thuốc để giảm triệu chứng đau âm hộ mãn tính. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần tham vấn ý kiến chuyên gia phụ khoa:
- Thuốc gây tê hỗ trợ giảm tạm thời các cơn đau âm hộ.
- Các loại thuốc giảm đau steroid hỗ trợ kiểm soát cơn đau.
- Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật cũng có tác dụng giảm đau.
Điều trị ngoại khoa
Đối với trường hợp đau âm hộ mãn tính mức độ nặng và kéo dài, cần tới bệnh viện để thăm khám và nhận định từ bác sĩ về phương pháp điều trị phẫu thuật cắt tiền đình nhằm loại bỏ mô gây đau. Phương pháp này được áp dụng để giảm cơn đau và đồng thời tăng sự hài lòng trong tình dục. Tuy nhiên, cắt tiền đình không được khuyến cáo cho trường hợp đau âm hộ mãn tính thể toàn bộ.
Chăm sóc và vệ sinh âm hộ đúng cách
Hãy thực hiện chăm sóc vùng kín đúng cách theo các lời khuyên sau:
- Chọn quần lót có chất liệu 100% cotton.
- Tránh thụt rửa âm đạo để tránh làm mất cân bằng môi trường vi khuẩn, gây viêm nhiễm.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo.
- Không sử dụng chất khử mùi như nước hoa vùng kín.
- Khi quan hệ, hãy sử dụng dung dịch bôi trơn để giảm cảm giác đau.
- Tránh các bài tập tạo áp lực trực tiếp lên vùng âm hộ như cưỡi ngựa hoặc đi xe đạp.
Nếu bạn gặp vấn đề về đau âm hộ mãn tính hoặc xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu vùng phụ khoa, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.