Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?

Nghệ đã được đánh giá cao về hiệu quả trong cách chữa viêm loét dạ dày trong số các phương pháp sử dụng thảo dược. Nếu bạn quan tâm tới cách chữa bệnh dạ dày này, thì đây là bài viết mà bạn nên đọc!

Nghệ không chỉ là một loại gia vị, mà còn là một loại thảo dược quý trong vườn nhà. Cả cách sử dụng tinh bột nghệ hay sử dụng nghệ tươi đều được nhiều người áp dụng và công nhận về hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là một dạng tổn thương bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày là lớp màng lót trong cùng của dạ dày. Khi nó bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày sẽ bị lộ ra và tạo thành các vết loét. Trong số các vết loét ở dạ dày, vết loét ở bờ cong nhỏ chiếm đến 25%.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?
Dạ dày viêm loét ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng

Bệnh viêm loét dạ dày có thể hình thành do các nguyên nhân sau đây:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) tấn công dạ dày gây bệnh.
  • Lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) – loại thuốc thường dùng trong điều trị đau khớp.
  • Thói quen uống nhiều đồ uống có cồn và sử dụng các chất kích thích (hút thuốc lá, thuốc lào).
  • Căng thẳng tinh thần kéo dài.
  • Thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ hoặc thức khuya quá nhiều.

Bệnh nhân thường tìm đến cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ khi có các dấu hiệu như:

  • Bị đau dạ dày vùng thượng vị (trên rốn).
  • Thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.
  • Ợ hơi và cảm giác nóng rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên và nguyên nhân không do vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nghệ và tác dụng trong chữa viêm loét dạ dày

Củ nghệ tươi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ sự có mặt của tinh dầu nghệ, protein, chất xơ, tinh bột, các hợp chất vi lượng, các chất chống oxy hóa, và đặc biệt là hoạt chất curcumin. Có hai loại nghệ phổ biến mà hầu hết mọi người biết đến là nghệ đen và nghệ vàng. Tuy nhiên, nghệ đen có tác dụng kích thích tiêu hóa, thông huyết và hành khí nên có tính phá huyết cực mạnh. Vì vậy, nếu sử dụng loại nghệ này, người bị viêm loét dạ dày dễ bị xuất huyết, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?
Nghệ vàng mới là loại nghệ phù hợp để chữa bệnh dạ dày

Nghệ vàng là loại nghệ phù hợp và thường có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày. Lý do là bởi:

  • Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa, tạo lớp màng bảo vệ bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Nhờ đó có thể giảm tối đa việc hình thành vết loét mới, phục hồi dần các vết loét cũ.
  • Theo kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hoạt chất curcumin có thể kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả hơn cả aspirin và ibuprofen. Điều này hữu ích trong việc thúc đẩy quá trình lành bệnh, giảm triệu chứng khó chịu ở người bệnh.
  • Khi áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ, các thành phần trong nghệ sẽ kích thích túi mật tiết dịch mật nhiều hơn. Điều này thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Các hoạt chất trong nghệ có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn trong dạ dày, giúp giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ

Dùng nghệ tươi ngâm mật ong

Mật ong chứa các chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Không chỉ có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho dạ dày, mật ong còn hỗ trợ quá trình phục hồi lớp niêm mạc dạ dày. Bạn có thể sử dụng mật ong ngâm nghệ tươi để chữa bệnh viêm loét dạ dày theo các bước sau:

  • Lấy 100g nghệ tươi, làm sạch và để khô tự nhiên, sau đó giã nát hoặc thái lát mỏng.
  • Ngâm nghệ tươi với nửa lít mật ong nguyên chất trong khoảng 1 tuần để trải qua quá trình ngâm.
  • Sau khi ngâm xong, bạn có thể sử dụng mật ong nghệ đã ngâm.
Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có hiệu quả không?
Nghệ thái lát hoặc giã dập đều được

Dùng tinh bột nghệ với mật ong

Bạn có thể dùng tinh nghệ nguyên chất pha cùng mật ong và 200ml nước ấm để uống hàng ngày. Cách làm này vừa giúp giảm đau, vừa kích thích tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày. Khi pha, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 thìa tinh bột nghệ. Pha quá đặc dễ sinh nóng trong người, gây mụn nhọt.

Làm viên đan bột nghệ mật ong dùng dần

Nếu bạn bận rộn, bạn có thể chuẩn bị trước viên đa bột nghệ mật ong để sử dụng dần. Bạn cần chuẩn bị khoảng 150g bột nghệ và trộn đều với 100g mật ong. Nếu muốn làm nhiều hơn, bạn có thể tăng lượng nguyên liệu nhưng giữ nguyên tỉ lệ. Với tỉ lệ này, bạn sẽ có một hỗn hợp dẻo mịn và dễ dàng tạo hình. Khi đã trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp đồng nhất, bạn dùng tay tạo hình thành các viên tròn cỡ hạt đậu đen. Mỗi ngày, bạn dùng 3 – 5 viên và kiên trì sử dụng trong 1 – 3 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng khó chịu giảm đáng kể.

Tác dụng phụ khi dùng nghệ chữa viêm loét dạ dày

Khi dùng nghệ để chữa bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tránh sử dụng quá nhiều nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ khi đang đói hoặc gần thời điểm uống thuốc, để tránh các triệu chứng chướng bụng, ợ nóng, và ợ chua tăng lên.
  • Người đang dùng thuốc giảm loãng máu hoặc phụ nữ mang thai nên cân nhắc khi sử dụng nghệ để chữa bệnh dạ dày. Nếu không sử dụng với liều lượng hợp lý, nghệ có thể gây loãng máu hoặc chảy máu.
  • Ngoài công dụng chữa bệnh, nghệ cũng có thể gây nóng trong cơ thể, kích thích hoạt động tuyến thượng thận và gây tiêu chảy ở một số người.

Mặc dù dùng nghệ có thể giảm triệu chứng, nhưng khó chữa khỏi triệt để bệnh viêm loét dạ dày, đặc biệt khi bệnh nặng. Vì vậy, nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc Dạ Dày Nhất Nhất để rút ngắn quá trình trị bệnh. Thuốc này chủ yếu là dược liệu như: trần bì, mộc hương, chè dây, can khương, bán hạ,… Vì thế, thuốc khá an toàn với người sử dụng và phù hợp để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính. Ngoài ra, Nexium 40mg của Thụy Điển cũng là sản phẩm tốt trong điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày.

Tuy nhiên, để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, ngoài việc sử dụng nghệ và mật ong, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị cụ thể giúp giảm thiểu tình trạng bệnh, cải thiện sức khỏe và đảm bảo an toàn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể và chính xác, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế. Họ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *