Sốt ở trẻ khiến cha mẹ lo lắng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sốt mà có nhiều phương pháp điều trị khác nhau,trong đó việc sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn một cách hợp lý sẽ giúp kiểm soát cơn sốt và hạ sốt hiệu quả. Vậy cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà an toàn và hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng nhà thuốc Thái Minh để hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Cơ thể bình thường luôn duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 36,1 °C – 37,2 °C. Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể vượt quá giới hạn bình thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các chất có hại.
Sốt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Khả năng uy giảm ở một số đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu chẳng hạn như trẻ em hoặc người già khi bị sốt.
Dấu hiệu bị sốt
Ngoại trừ dấu hiệu đặc trưng là tăng thân nhiệt, tùy theo nguyên nhân gây sốt và cơ địa của mỗi người có thể xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm khác như:
- Đau đầu.
- Đau cơ.
- Đổ mồ hôi.
- Lạnh run.
- Ăn mất ngon.
- Mất nước.
Đau đầu, tăng thân nhiệt là dấu hiệu đặc trưng của sốt
Nguyên nhân bị sốt
Sự gia tăng thân nhiệt theo cơ chế trên có thể là do các tác nhân sau gây ra :
- Nhiễm virus.
- Do vi khuẩn.
- Các khối u mãn tính.
- Một số thuốc Tây y, thường gặp phải khi uống kháng sinh và ….
- Do các vắc xin chẳng hạn như uốn ván, ho gà, bạch hầu, vắc xin COVID,..
Dùng một số loại thuốc điều trị có thể là nguyên nhân khiến thân nhiệt tăng cao
Nói chung, hầu hết các cơn sốt là do nhiễm vi sinh vật trong cơ thể (vi khuẩn, nấm, nấm men, v.v.). Sốt cũng có thể xảy ra sau khi chủng ngừa định kỳ cho trẻ nhỏ. Sốt có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm đau khớp, mặt đỏ bừng, ớn lạnh, khó chịu nói chung, nhức đầu, đau cơ và đổ mồ hôi.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt:
- Đảm bảo trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
- Trong trường hợp thời tiết lạnh, hãy giảm chăn cho bé.
- Đặt trẻ nghỉ ngơi ở một nơi có không gian thông thoáng.
- Phòng tránh tình trạng mất nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Liên tục kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế.
- Khi nhiệt độ vượt quá 39 độ, cần xem xét việc cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
- Tránh ủ ấm trẻ hoặc dùng nước đá lạnh sẽ khiến trẻ dễ sốc nhiệt.
- Nếu sốt cao không giảm sốt và có các triệu chứng như nôn mửa, tay chân lạnh hoặc li bì, nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt cao tại nhà an toàn và hiệu quả nhất tránh tình trạng co giật ở trẻ.
Giải đáp thắc mắc của bố mẹ khi trẻ bị sốt?
Giải đáp thắc mắc của bố mẹ khi trẻ bị sốt?
Mẹ hỏi: Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện?
Trả lời: Bố mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện nếu trẻ bị sốt kéo dài, sốt cao khó giảm, trẻ không muốn ăn, có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, nôn mửa, đi ngoài phân đen hoặc có máu, mất nước nhiều, gặp khó khăn trong việc thở và có biểu hiện quấy khóc nhiều.
Bố hỏi: Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ như thế nào?
Trả lời: Bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ uống thuốc paracetamol theo liều lượng được chỉ định. Có thể cho trẻ uống lại sau khoảng 4-6 giờ nếu sốt vẫn còn. Trong trường hợp trẻ không thể uống thuốc, như khi đang ngủ hoặc nôn mửa, có thể sử dụng viên thuốc paracetamol đưa vào hậu môn để hạ sốt cho trẻ.
Bạn đã có những phương pháp để hạ sốt cho con của mình, với những hướng dẫn trên, . Hãy áp dụng chúng để tránh những tác động và biến chứng tiềm ẩn.
Nguồn tham khảo : tổng hợp