Cận thị là một vấn đề thị giác phổ biến và ngày càng có nhiều người bị mắc. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng cận thị chỉ gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không nhận ra rằng khi tiến triển nghiêm trọng, cận thị có thể gây ra các bệnh mắt và biến chứng nguy hiểm, đe dọa chức năng thị giác và có thể dẫn đến mất mù lòa vĩnh viễn.
Mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới nhé để tìm hiểu rõ hơn về cận thị cũng như các biến chứng và cách phòng ngừa cận thị.
Cận thị là bệnh gì?
Tình trạng cận thị dẫn đến khả năng nhìn rõ các vật ở xa bị giảm, trong khi vẫn có thể nhìn rõ các đối tượng ở gần. Ví dụ, khi bạn đi đường, bạn gặp khó khăn trong việc nhìn thấy các biển báo ở xa, nhưng bạn đến gần khoảng vài mét, bạn có thể nhìn thấy rõ hơn.
Hiện nay, theo thống kê, tỷ lệ trẻ em và thiếu niên bị cận thị đang gia tăng. Tại Việt Nam, có hơn 3 triệu trẻ em trong độ tuổi 6-15 bị tình trạng tật khúc xạ, trong đó có khoảng 2/3 là cận thị. Tỷ lệ cận thị ở vùng nông thôn và vùng ven thành phố chiếm khoảng 10-15%, trong khi ở thành phố tỷ lệ này lên đến 50%.
Tỷ lệ trẻ em cận thị ngày càng tăng cao
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cận thị là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị như:
- Do tiền sử gia đình: Khi có bố, mẹ hoặc cả 2 bị cận thị khả năng cao là con cái sẽ cận thị.
- Khi thực hiện các hoạt động như đọc sách, làm việc, sử dụng máy tính, điện thoại trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc không nghỉ ngơi cho mắt.
- Do các thói quen sinh hoạt không tốt khác.
Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị
Cận thị sẽ tạo ra nhiều trở ngại trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là đối với học sinh. Trẻ em bị cận thị đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn và khả năng nhìn kém nếu không được phát hiện sớm.
Một số biến chứng của cận thị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:
- Giảm chất lượng cuộc sống: Không thể tham gia những môn thể thao đòi hỏi tầm nhìn xa.
- Mỏi mắt: Nhìn vật ở xa phải nheo mắt lại, gây mỏi mắt, nhức đầu.
- Ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông: Do khó có thể quan sát rõ xe cộ như người bình thường
- Bệnh tăng nhãn áp:một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
- Rách và bong võng mạc: Đối với những người bị cận thị nặng thường có võng mạc mỏng hơn người bình thường sẽ dễ bị rách hoặc bong võng mạc, không phát hiện sớm sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.
Khi nhìn vật ở xa phải nheo mắt lại, gây mỏi mắt, nhức đầu
Một số cách phòng ngừa cận thị
Để ngăn chặn sự tiến triển của cận thị, một trong những biện pháp hiệu quả là áp dụng các phương pháp chăm sóc mắt cận thị.
- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi: Nên áp dụng quy tắc 20-20-20, làm việc 20 phút nhìn vào một vật cách xa khoảng 20 feet (6m) trong vòng 20 giây.
- Đảm bảo ánh sáng phòng học, phòng làm việc: cần trang bị đầy đủ ánh sáng, nếu có ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng trong phòng cần đảm bảo tiêu chí không quá sáng hay quá tối,
- Tuân thủ khoảng cách khi đọc sách, viết, nhìn vào máy tính: Đối với khoảng cách đọc sách, viết là 35-40cm, khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính là 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
- Thường xuyên hoạt động ngoài trời: sẽ giúp mắt thư giãn
- Khám mắt định kỳ: Với những người cận thị thì nên khám mắt 6 tháng/lần để kiểm tra độ cận và điều chỉnh kính hợp lý
- Bổ sung các dưỡng chất cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin E
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Giúp phòng và hỗ trợ điều trị chứng cận thị, giảm triệu chứng khô mắt, mỏi mắt
Để tránh những biến chứng nguy hiểm và chi phí cao do cận thị gây ra, việc thăm khám định kỳ sẽ đảm bảo kiểm soát tình trạng mắt và sức khỏe mắt. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận thức được những tác động của cận thị đến cuộc sống và quan tâm chăm sóc mắt một cách đầy đủ từ lúc này.