Tìm hiểu viêm mũi dị ứng thời tiết và cách trị bệnh hay tại nhà

Viêm mũi dị ứng bao gồm các dạng như viêm mũi lâu năm, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi nghề nghiệp. Trong số này, viêm mũi dị ứng theo mùa là một trong những trường hợp phổ biến nhất. Vậy làm cách nào để có thể điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa tại nhà? Cùng nhà thuốc Thái Minh tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng là bệnh mà niêm mạc mũi bị viêm do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường xảy ra thường xuyên vào mùa lạnh, khô hoặc ẩm ướt. Các chất gây kích ứng phổ biến nhất bao gồm nấm mốc, phấn hoa, bụi, nhiệt và độ ẩm. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ sản sinh ra hoạt chất histamin gây ra các triệu chứng bệnh.
Người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi là những đối tượng thường bị viêm mũi dị ứng thời tiết là, ít khi gặp ở người già.
Viêm mũi dị ứng là bệnh mà niêm mạc mũi bị viêm do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu là thời tiết chuyển mùa. Bệnh thường xảy ra thường xuyên vào mùa lạnh, khô hoặc ẩm ướt. Người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi là những đối tượng thường bị viêm mũi dị ứng thời tiết là, ít khi gặp ở người già.
Viêm mũi dị ứng thời tiết thường gặp ở người trẻ tuổi
Thời gian mà các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa kéo dài từ 1 đến 2 tuần, mặc dù không có một khoảng thời gian cụ thể. Mỗi người có mỗi dấu hiệu khác nhau, hầu hết có các triệu chứng đặc trưng như sau:
  • Ho, viêm họng, khản tiếng, đau họng.
  • Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Mắt đỏ, ngứa và sưng.
  • Đau đầu, mệt mỏi vào ban ngày, thường xuyên thức giấc vào ban đêm, mất ngủ.
  • Các triệu chứng khác như ù tai, khó thở, viêm kết mạc, thay đổi mùi…

Mỗi người có mỗi dấu hiệu khác nhau, hầu hết có các triệu chứng đặc trưng như sau: Ho, viêm họng, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, Mắt đỏ, ngứa và sưng, đau đầu,....

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường kéo dài 1,2 tuần
Viêm mũi dị ứng theo mùa thường được điều trị theo triệu chứng. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc theo toa, bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để chủ động kiểm soát các triệu chứng. Một số mẹo nhỏ dưới đây hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa tại nhà.

Rửa mũi:

Có thể sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi, không chỉ để loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi mà còn không gây kích ứng cho niêm mạc. Hơn nữa, bạn cũng có thể sử dụng bình xịt nước muối để hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Xông hơi:

Thực hiện xông hơi có thể giúp loại bỏ các chất nhầy và cặn bẩn, mũi sẽ thông thoáng và cảm thấy dễ chịu. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu tuỳ ý như bạc hà, khuynh diệp vào một chậu nước nóng. Cúi đầu xuống sao cho mũi tiếp xúc với hơi nước bốc lên. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn để che phủ đầu và đảm bảo không có hơi nước thoát ra bên ngoài. Hít thật sâu hơi nước và thở ra nhẹ nhàng trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, sau đó lau sạch mũi. Đối với trẻ nhỏ, để đảm bảo an toàn, bạn có thể không sử dụng khăn che và thay vào đó cho bé tắm nước ấm trong bồn và quan sát bé trong suốt quá trình.

Bổ sung vitamin C:

Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn. Như các loại trái cây và rau quả như ổi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, cà chua, rau mầm và ớt.

Uống nước gừng / nghệ / dấm táo:

  • Gừng : Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm ngạt mũi, sổ mũi. Đun nước gừng kết hợp với chanh và mật ong có thể làm dịu các chứng bệnh, đặc biệt là trong mùa lạnh, thời gian thay đổi của các mùa.
  • Nghệ: Là một chất chống oxy hóa và có tác dụng kháng viêm tốt,.. Nghệ cũng có khả năng giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ho, nghẹt mũi, khô môi và hắt hơi. Chuẩn bị hỗn hợp bột nghệ và mật ong, trộn đều và bảo quản trong hộp hoặc chai kín. Uống 1 muỗng cà phê nhỏ mỗi ngày trong mùa dị ứng thời tiết
  • Giấm táo: Giấm táo cũng chứa chất kháng histamin giúp giảm các triệu chứng như táo bón, hắt hơi và đau đầu. Hãy cho 2 thìa cà phê giấm táo nguyên chất vào một cốc nước ấm. Sau đó thêm mật ong và nước cốt chanh. Uống hỗn hợp này ba lần một ngày trong mùa dị ứng cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn.Nghệ: Là một chất chống oxy hóa và có tác dụng kháng viêm tốt,.. Nghệ cũng có khả năng giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ho, nghẹt mũi, khô môi và hắt hơi. Chuẩn bị hỗn hợp bột nghệ và mật ong, trộn đều và bảo quản trong hộp hoặc chai kín. Uống 1 muỗng cà phê nhỏ mỗi ngày trong mùa dị ứng thời tiết

Thói quen sinh hoạt:

Lối sống và môi trường sống hàng ngày rất quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Giữ nhà sạch sẽ, khô ráo và hút bụi thường xuyên hàng ngày. Giặt ga trải giường, chăn, gối hàng tuần. Đeo khẩu trang để bảo vệ bạn khỏi các chất kích thích trong không khí như phấn hoa và nấm mốc. Tránh nuôi thú cưng có lông. Tránh tiếp xúc với hóa chất như thuốc xịt côn trùng và chất tẩy rửa. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm và máy lọc không khí để làm sạch không khí trong phòng.

Tiêm ngừa dị ứng

Ngoài các biện pháp trên, nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc tiêm phòng dị ứng tại các trung tâm tiêm chủng. Tiêm phòng dị ứng là liệu pháp miễn dịch khiến cơ thể tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng để phát triển khả năng chịu đựng.
Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa không gây ra các vấn đề nghiêm trọng và các triệu chứng tự khỏi bằng cách tránh tiếp xúc với các chất kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị.
Tóm lại, viêm mũi dị ứng không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở một khía cạnh nào đó. Sự kiên trì và nỗ lực cá nhân vẫn là những thành phần quan trọng nhất của việc điều trị hiệu quả. Hi vọng bài viết trên Nhà thuốc Thái Minh cung cấp thêm những hiểu biết hữu ích cho bạn.
Nhà thuốc Thái Minh
Nguồn tham khảo : tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *